Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
- Quy trình trình ký văn bản giấy trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Giá trị pháp lý của văn bản điện tử công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được thể hiện như thế nào?
Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024, cụ thể như sau:
Các hình thức văn bản do Tổng cục tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành và do Tổng cục, các đơn vị thuộc Tổng cục ban hành theo thẩm quyền bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản hành chính.
- Văn bản chuyên ngành bao gồm:
+ Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của các tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
+ Giấy chứng nhận liên kết đào tạo với nước ngoài;
+ Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;
+ Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
+ Giấy chứng nhận nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278? (Hình từ Internet)
Quy trình trình ký văn bản giấy trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Quy trình trình ký văn bản giấy trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Đối với văn bản trình lãnh đạo Bộ ký, văn bản lãnh đạo Tổng cục ký sử dụng con dấu của Bộ, thực hiện theo Điều 12 Quyết định 100/QĐ-LĐTBXH năm 2024 ngày 26/1/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 100/QĐ-LĐTBXH) và các văn bản quy định có liên quan.
(2) Đối với văn bản do lãnh đạo Tổng cục ký
+ Thủ trưởng đơn vị hoặc phó thủ trưởng đơn vị được ủy quyền chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về độ chính xác, tính hợp pháp về nội dung văn bản, ký tắt vào cuối nội dung văn bản giấy (sau dấu ./.) và ký vào phiếu trình trước khi trình lãnh đạo Tổng cục ký ban hành;
+ Hồ sơ trình ký văn bản giấy gồm:
++ Phiếu trình (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo) đã có đầy đủ chữ ký của những người liên quan;
++ Tờ trình đã được người có thẩm quyền của đơn vị soạn thảo văn bản phê duyệt;
++ Văn bản đến là cơ sở phát sinh hồ sơ trình ký và các văn bản có liên quan;
++ Dự thảo văn bản trình ký có ký tắt của người có thẩm quyền trong đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản;
++ Bản tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);
++ Bản dự thảo văn bản các lần trước (nếu có).
+ Văn bản, tài liệu (trừ văn bản mật) trình lãnh đạo Tổng cục phải trình qua Văn phòng (Phòng Tổng hợp - Đối ngoại). Phòng Tổng hợp - Đổi ngoại khi tiếp nhận thì ghi ngày đến vào tờ trình, phiếu trình và đăng ký vào sổ để theo dõi, quản lý; thực hiện rà soát thể thức, kỹ thuật, sau đó chuyển cho lãnh đạo Văn phòng theo phân công xem xét, ký vào phiếu trình trình lãnh đạo Tổng cục, theo nguyên tắc:
++ Trường hợp thủ tục, hồ sơ trình không đúng quy định, Phòng Tổng hợp - Đối ngoại, Văn phòng trả lại văn bản cho đơn vị trình và nêu rõ yêu cầu để thực hiện đúng quy định. Trường hợp hồ sơ trình cần bổ sung thì thông báo để đơn vị trình hoàn chỉnh hồ sơ trình;
++ Trường hợp thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản không đúng quy định hoặc nội dung công việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục; không đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hồ sơ và nội dung của dự thảo văn bản sẽ ban hành, Văn phòng trả lại văn bản cho đơn vị trình để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu trình;
++ Trường hợp nội dung, thể thức, thủ tục, hồ sơ trình hợp lệ, Văn phòng trình lãnh đạo Tổng cục giải quyết. Đối với các văn bản như: Quyết định, Tờ trình hoặc văn bản có nội dung quan trọng, nhạy cảm có từ 02 trang trở lên chỉ in 01 mặt giấy, lãnh đạo Văn phòng sẽ ký vào mặt sau từng trang của văn bản trước khi trình lãnh đạo Tổng cục xem xét, duyệt ký.
+ Các đơn vị và cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm lập danh mục theo dõi quá trình xử lý.
(3) Đối với văn bản do thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh Tổng cục trưởng
+ Cá nhân được giao soạn thảo văn bản, lãnh đạo phòng chủ trì soạn thảo văn bản (đối với các đơn vị có cấp phòng) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, ký tắt vào cuối nội dung văn bản giấy (sau dấu ./.) trước khi trình thủ trưởng đơn vị ký ban hành.
+ Đối với các đơn vị làm việc theo chế độ chuyên viên, cá nhân được giao soạn thảo văn bản phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, ký tắt vào cuối nội dung văn bản giấy (sau dấu ./.) trước khi trình thủ trưởng đơn vị ký ban hành.
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được thể hiện như thế nào?
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Văn bản điện tử đầy đủ, đúng thể thức được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
- Chữ ký số sử dụng trong văn bản điện tử là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?