Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đối tượng nào theo quy định?
Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đối tượng nào?
Tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy có thể kết luận hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đối tượng là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thuộc một trong những phạm vi sau:
- Lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
- Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đối tượng nào theo quy định? (hình từ Internet)
Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thuộc về ai?
Tại Điều 6 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu đến Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
...
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Như vậy, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thuộc về Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính có các quyền gì?
Tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về các quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính có quyền được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành; được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền và một số quyền lợi nêu trên.
Đồng thời người này cũng cần đảm bảo các nghĩa vụ được nêu tại quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?