Hít bóng cười là gì? Biểu hiện của người nghiện bóng cười ra sao? Hít bóng cười có vi phạm pháp luật không?
Hít bóng cười là gì? Biểu hiện của người nghiện bóng cười ra sao? Hít bóng cười có vi phạm pháp luật không?
Hít bóng cười là một trong những thú vui của giới trẻ hiện nay. Bóng cười là loại bóng bay thông thường, trong bóng bay có chứa hợp chất hóa học dinitơ monoxide (khí N2O) để bơm đầy.
Khí N2O còn gọi là khí gây cười hay khí vui. Loại khí này không có vị, tuy nhiên lại kích thích não bộ một cách nhanh chóng khi hít vào gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.
Người nghiện bóng cười sẽ có các biểu hiện như lo lắng, bứt rứt, khó ngủ, có những cơn ác mộng, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm, buồn nôn, ói mửa, đổ mồ hôi, ảo giác,...
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP thì khí N20 trong bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất nên việc sử dụng bóng cười không bị coi là vi phạm pháp luật liên quan đến các chất ma túy.
Tuy nhiên, chất khí N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương, thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp Phụ lục II Nghị định 113/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh và sản xuất khí N2O nếu không tuân thủ quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Hít bóng cười là gì? Biểu hiện của người nghiện bóng cười ra sao? Hít bóng cười có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Kinh doanh bóng cười thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Như đã nói thì khí N2O không thuộc danh mục các chất bị cấm như ma túy nhưng vẫn được quy định trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Khí N2O chủ yếu được dùng trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất và y tế nhầm chế tạo thuốc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Do đó, đối với cá nhân tự sản xuất khí N2O để kinh doanh bóng cười sẽ bị xử lý theo quy định.
Tại Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức.
- Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Hít bóng cười dẫn đến nhập viện thì người lao động có được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định vừa nêu trên thì hành vi hít bóng cười dẫn đến nhập viện của người lao động được xem là hành vi tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, nên sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?