Hộ chiếu ngoại giao của công chức các Vụ thuộc Cơ quan Bộ Tài chính do đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý?
- Hộ chiếu ngoại giao của công chức các Vụ thuộc Cơ quan Bộ Tài chính do đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý?
- Công chức thuộc Bộ Tài chính có được sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi việc riêng hay không?
- Công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho bộ phận quản lý trong thời gian bao lâu sau khi hoàn thành chuyến công tác?
Hộ chiếu ngoại giao của công chức các Vụ thuộc Cơ quan Bộ Tài chính do đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2825/QĐ-BTC năm 2013 quy định về trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý hộ chiếu như sau:
Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý hộ chiếu
1. Các đơn vị được phân công nhiệm vụ quản lý hộ chiếu:
1.1. Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của công chức các Vụ, Văn phòng thuộc Cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị không có tổ chức chuyên trách làm công tác tổ chức cán bộ (trừ hộ chiếu của Lãnh đạo Bộ do Vụ Hợp tác quốc tế trực tiếp lưu giữ, quản lý).
1.2. Vụ Tổ chức cán bộ các Tổng cục trực thuộc Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của cán bộ lãnh đạo và công chức thuộc đơn vị.
1.3. Các Phòng (bộ phận) có chức năng tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý cán bộ hoặc Văn phòng của các Cục thuộc cơ quan Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của lãnh đạo, công chức thuộc đơn vị.
...
Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu ngoại giao của công chức các Vụ thuộc Cơ quan Bộ Tài chính.
Trừ hộ chiếu của Lãnh đạo Bộ do Vụ Hợp tác quốc tế trực tiếp lưu giữ, quản lý.
Hộ chiếu ngoại giao của công chức các Vụ thuộc Cơ quan Bộ Tài chính do đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý? (Hình từ Internet)
Công chức thuộc Bộ Tài chính có được sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi việc riêng hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2825/QĐ-BTC năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng và quản lý hộ chiếu như sau:
Nguyên tắc sử dụng, quản lý hộ chiếu
1. Hộ chiếu là tài sản của Nhà nước Việt Nam. Việc sử dụng, quản lý hộ chiếu phải được thực hiện theo quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Việc sử dụng hộ chiếu không được gây thiệt hại cho uy tín và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
2. Hộ chiếu phải được quản lý chặt chẽ, khoa học, không được để thất lạc, bị hỏng hoặc bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.
3. Hộ chiếu chỉ được sử dụng cho các chuyến đi công vụ, không đi việc riêng.
4. Người có hành vi sử dụng, quản lý hộ chiếu sai quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định thì công chức chỉ được sử dụng hộ chiếu ngoại giao cho các chuyến đi công vụ và không không sử dụng để đi việc riêng.
Công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho bộ phận quản lý trong thời gian bao lâu sau khi hoàn thành chuyến công tác?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy chế sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2825/QĐ-BTC năm 2013 quy định về trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu như sau:
Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu
1. Giữ gìn và bảo quản cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy tờ đó, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam.
2. Chỉ được sử dụng một loại hộ chiếu còn giá trị sử dụng cho mỗi chuyến đi công tác nước ngoài phù hợp với Quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
3. Trường hợp cán bộ, công chức bị mất hộ chiếu:
3.1. Nếu người được cấp hộ chiếu đang ở trong nước thì phải làm bản tường trình và có xác nhận của người cùng đi hoặc của cơ quan công an nơi gần nhất; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức đi nước ngoài để đề nghị Bộ Ngoại giao làm thủ tục hủy hộ chiếu theo quy định.
3.2. Nếu người được cấp hộ chiếu đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi gần nhất.
4. Khi có quyết định cử đi công tác ở nước ngoài, cá nhân mang theo quyết định đến đơn vị quản lý hộ chiếu làm thủ tục giao nhận hộ chiếu; nộp lại hộ chiếu cho bộ phận quản lý hộ chiếu của đơn vị sau 05 ngày làm việc kể từ khi về nước sau khi đã hoàn thành chuyến công tác.
Trong trường hợp sau khi về nước mà tiếp tục được cử đi công tác nước ngoài thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý hộ chiếu của đơn vị biết để theo dõi.
5. Khi thay đổi cơ quan làm việc, cán bộ, công chức được cấp hộ chiếu phải báo cáo đơn vị quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để các cơ quan này thực hiện việc quản lý hộ chiếu theo quy định.
6. Không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Như vậy, theo quy định thì công chức phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao cho bộ phận quản lý hộ chiếu của đơn vị sau 05 ngày làm việc kể từ khi về nước sau khi đã hoàn thành chuyến công tác.
Trong trường hợp sau khi về nước mà tiếp tục được cử đi công tác nước ngoài thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý hộ chiếu của đơn vị biết để theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?