Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện?
Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không?
Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
2. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối;
b) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
c) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
d) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
đ) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
Theo đó hồ chứa thủy điện sẽ cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
Ngoài ra các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
+ Đập, thủy lợi trên sông, suối;
+ Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
+ Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
+ Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện?
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước
...
2. Trên cơ sở phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và thực hiện các quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện việc điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, thủy lợi, thủy điện và các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước khác; quyết định việc hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi;
c) Bộ Công Thương chỉ đạo việc điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các công trình cấp nước dự phòng hiện có trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý để chủ động ứng phó với tình trạng thiếu nước bảo đảm nước cấp cho sinh hoạt và các nhu cầu sử dụng nước thiết yếu khác; chỉ đạo huy động mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước trên địa bàn.
...
Như vậy Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền chỉ đạo việc điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện.
Cá nhân có được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho thủy điện và các mục đích khác hay không?
Cá nhân có được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho thủy điện và các mục đích khác hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
...
Theo đó cá nhân sẽ có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho thủy điện và các mục đích khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?