Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào? Câu hỏi của chị Q.L.A.B đến từ Thái Bình.

Có mấy loại đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được phân thành 02 loại như sau:

- Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:

+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

+ Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

+ Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:

+ Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Lưu ý: Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP là không quá 03 tháng.

Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.

Hội đồng nhân dân có được áp dụng mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP do địa phương còn nghèo hay không?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Như vậy, Hội đồng dân dân không được quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào?

Tư vấn tâm lý

Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng được quy định khoản 3 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.

Đồng thời, dựa vào quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì:

Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
1. Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:
a) Chế độ dinh dưỡng phù hợp;
b) Sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân;
c) Tư vấn, đánh giá tâm, sinh lý;
d) Chính sách, pháp luật liên quan;
đ) Các nghiệp vụ liên quan khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp;

- Sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân;

- Tư vấn, đánh giá tâm, sinh lý;

- Chính sách, pháp luật liên quan;

- Các nghiệp vụ liên quan khác.

Bảo trợ xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 1858 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực bảo trợ xã hội của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội bắt buộc người được bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đối tượng bảo trợ xã hội được xem là người bị thương nặng khi phải điều trị tại bệnh viện từ bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Nhu yếu phẩm là gì? Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do hỏa hoạn được hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu như thế nào?
Pháp luật
Kết quả xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có phải niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ gia đình bị cháy nhà do hỏa hoạn bao nhiêu tiền trên một hộ? Ngoài việc hỗ trợ gia đình bị cháy nhà do hỏa hoạn sửa chữa nhà ở thì còn có hỗ trợ lương thực thêm được không?
Pháp luật
Có thể nhận bảo trợ xã hội hàng tháng tại nơi mình tạm trú không? Và hồ sơ nhận khoản tiền này gồm những gì?
Pháp luật
Cơ sở bảo trợ xã hội để trục lợi chịu phạt vi phạm bao nhiêu tiền? Trung tâm trên có bị thu hồi giấy phép hay không?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo trợ xã hội
793 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo trợ xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo trợ xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào