Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải vào môi trường không?
- Thời hiệu xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi lợn thả chất thải vào môi trường bao lâu?
Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm b khoản 1 và điểm a khoản 8 Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
1. Hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%) bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Theo đó hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra buộc hộ gia đình chăn nuôi lợn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải vào môi trường không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải vào môi trường không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân".
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức phạt tiền đến 10.000.000 đồng hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải vào môi trường.
Thời hiệu xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi lợn thả chất thải vào môi trường bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi lợn thả chất thải vào môi trường bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
...
Như vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình chăn nuôi lợn thả chất thải vào môi trường là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?