Hộ gia đình khi khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do mình tự đầu tư thì có phải lập phương án khai thác xin phê duyệt không?
- Hộ gia đình khi khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do mình tự đầu tư thì có phải lập phương án khai thác xin phê duyệt không?
- Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ do hộ gia đình tự đầu tư do cơ quan nhà nước nào phê duyệt?
- Hồ sơ khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do hộ gia đình tự đầu tư cần những gì?
Hộ gia đình khi khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do mình tự đầu tư thì có phải lập phương án khai thác xin phê duyệt không?
Phương án khai thác hực vật rừng thông thường được phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
1. Trường hợp phê duyệt Phương án khai thác:
a) Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
b) Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
c) Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng;
d) Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng;
đ) Khai thác gỗ rừng trồng loài thực vật rừng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
e) Khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
...
Như vậy, đối với rừng trồng tự đầu tư thì hộ gia đình cũng cần phải lập phương án khai thác để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình khi khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do mình tự đầu tư thì có phải lập phương án khai thác xin phê duyệt không? (Hình từ Internet)
Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ do hộ gia đình tự đầu tư do cơ quan nhà nước nào phê duyệt?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
...
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đối với diện tích rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Theo đó, đối với phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do hộ gia đình tự đầu tư thì do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Hồ sơ khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do hộ gia đình tự đầu tư cần những gì?
Tại Điều 11 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư
1. Hồ sơ:
a) Bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đối với trường hợp khai thác gỗ hoặc bản sao Phương án khai thác do chủ rừng lập theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận, dẫn xuất từ thực vật rừng;
b) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
Như vậy, hồ sơ khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do hộ gia đình tự đầu tư cần những giấy tờ sau:
(1) Bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đối với trường hợp khai thác gỗ hoặc bản sao Phương án khai thác do chủ rừng lập theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT tải về đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận, dẫn xuất từ thực vật rừng;
(2) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh;
Hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?