Hộ gia đình muốn tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải hàng hóa thì thực hiện như thế nào?
Để kinh doanh vận tải hàng hóa cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu là:
“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Như vậy hoạt động được coi là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:
- Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;
- Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;
- Hoạt động nhằm mục đích sinh lời.
Căn cứ theo quy định Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
"1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét."
Theo đó, để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần đáp ứng quy định về điều kiện nêu trên.
Tải về mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy phép kinh doanh (Hình từ Internet)
Hộ gia đình muốn tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải hàng hóa thì thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
Để xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa, cá nhân, hộ gia đình phải thành lập hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến kinh doanh vận tải căn cứ theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, cụ thể:
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa đối với hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP gồm:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nơi nộp hồ sơ:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
- Thời gian giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Lệ phí giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.
Hộ kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
“1.Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Theo đó, chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?