Hộ gia đình muốn vay tiền mua nhà ở xã hội thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Mức vốn vay tối đa là bao nhiêu?
Hộ gia đình muốn vay tiền mua nhà ở xã hội thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện vay tiền mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP; điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP; điểm c khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
1. Đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội:
a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
đ) Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
3. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình
a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;
...
Như vậy, theo quy định, hộ gia đình muốn vay tiền mua nhà ở xã hội thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
(2) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP);
(3) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
(4) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
(5) Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư;
(6) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
Hộ gia đình muốn vay tiền mua nhà ở xã hội thì cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Mức vốn vay để mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình tối đa là bao nhiêu?
Mức vốn vay để mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình được quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
...
4. Mức vốn vay:
a) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà;
b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
5. Lãi suất vay:
a) Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ;
...
Như vậy, theo quy định, mức vốn vay để mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua nhà.
Thời hạn cho vay tiền mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình là bao lâu?
Thời hạn cho vay tiền mua nhà ở xã hội được quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
...
b) Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.
6. Thời hạn vay: Thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Như vậy, theo quy định, thời hạn cho vay tiền mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình sẽ do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?