Hộ gia đình sử dụng điện một chiều lắp vào vuông tôm để chống trộm trái quy định bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, hộ gia đình có được sử dụng điện một chiều lắp vào vuông tôm để chống trộm không? Gia đình tôi ở Kiên Giang có nuôi vài vuông tôm, mặc dù có thuê người trông chừng và lắp hàng rào nhưng dạo gần đây hay xảy ra tình trạng bị trộm, tôi tính sử dụng điện một chiều lắp vào vuông tôm để chống trộm, không biết rằng việc lắp điện như vậy có vi phạm pháp luật gì hay không? Mong ban tư vấn hỗ trợ trả lời giúp tôi.

Hộ gia đình có được sử dụng điện một chiều lắp vào vuông tôm để chống trộm không?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Điện lực 2004 về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

"7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này."

Quy định về sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp tại Điều 59 Luật Điện lực 2004 như sau:

"1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
5. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp."

Căn cứ quy định trên nghiêm cấm sử dụng điện để làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Vì vậy, việc gia đình bạn lắp điện một chiều vào vuông tôm để chống trộm trong trường hợp này được xem là hành vi sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trong trường hợp này là sai quy định, là hành vi bị nghiêm cấm.

Sử dụng điện

Sử dụng điện (Hình từ Internet)

Hành vi sử dụng điện một chiều lắp vào vuông tôm để chống trộm bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;
d) Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện;
đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;
..."

Như vậy, nếu phát hiện hành vi sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định pháp luật thì gia đình bạn có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đến 70.000.000 triệu đồng. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trái quy định có thể truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tại tiểu mục 12 Mục I Công văn 81/2002/TANDTC giải đáp các vấn đề về nghiệp vụ hướng dẫn như sau:

"12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người."

Như vậy, trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp cụ thể là hành vi lắp điện một chiều vào vuông tôm để chống trộm mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

Sử dụng điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dân sử dụng điện phải đóng thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?
Pháp luật
Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện có được bồi thường thiệt hại khi bị điện giật trong quá trình sử dụng điện không?
Pháp luật
Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện lớn có được đấu nối trực tiếp điện vào lưới điện truyền tải quốc gia không?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, cần lưu ý những gì khi sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt và sản xuất?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng điện áp dụng cho Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện là mẫu nào? Hướng dẫn lập?
Pháp luật
Việc kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? Nội dung kiểm tra sử dụng điện được quy định thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điện lực được định nghĩa như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Pháp luật
Kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? Trình tự kiểm tra sử dụng điện theo kế hoạch được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng điện
1,377 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào