Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không?

Công trình bảo vệ môi trường của hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu nào? Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không?

Công trình bảo vệ môi trường của hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì công trình bảo vệ môi trường của hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định của chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề.

- Có công trình xử lý nước thải hoặc công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Có công trình xử lý khí thải hoặc công trình, thiết bị xử lý khí thải tại chỗ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong trường hợp có phát sinh khí thải phải xử lý theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Có biện pháp, công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không?

Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không? (hình từ internet)

Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề và chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
1. Ngành, nghề sản xuất không khuyến khích phát triển tại làng nghề, bao gồm:
a) Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
b) Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
d) Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề đó theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này và tuân thủ kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề sản xuất hoặc di dời trong phương án bảo vệ môi trường làng nghề quy định tại điểm g khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
3. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong làng nghề là cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
...

Dẫn chiếu đến điểm g khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề và chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
...
3. Nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm:
...
g) Kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi ngành, nghề sản xuất của cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành nghề không khuyến khích phát triển tại địa phương hoặc di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...

Như vậy, nghề có hoạt động sản xuất sử dụng hóa chất nguy hiểm là một trong những nghề sản xuất không khuyến khích phát triển tại làng nghề.

Do đó, hộ gia đình có hoạt động sản xuất có sử dụng hóa chất nguy hiểm thì phải di dời ra khỏi làng nghề hoặc chuyển đổi nghề sản xuất trong làng nghề và tuân thủ đúng về công trình bảo vệ môi trường trong làng nghề được quy định tại Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Việc thực hiện phê duyệt kế hoạch di dời hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề được thực hiện như thế nào?

Theo điểm c khoản 5 Điều 35 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc phê duyệt kế hoạch di dời hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề được thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề; cơ sở, hộ gia đình không thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề và các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Làng nghề truyền thống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Làng nghề truyền thống ở nông thôn được bảo tồn và phát huy thế nào trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hộ gia đình trong làng nghề phải di dời ra khỏi làng nghề khi hoạt động sản xuất có sử dụng các hóa chất nguy hiểm đúng không?
Pháp luật
Cơ quan nào được phép lập hồ sơ xét công nhận làng nghề truyền thống? Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống?
Pháp luật
Làng nghề truyền thống là gì? Để được công nhận làng nghề truyền thống thì phải có bao nhiêu nghề truyền thống?
Pháp luật
Ngành nghề truyền thống là gì? Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận nghề truyền thống được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống là gì? Trình tự xét công nhận làng nghề truyền thống được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)? Đến năm 2025, có ít nhất bao nhiêu làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Làng nghề truyền thống
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
137 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Làng nghề truyền thống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làng nghề truyền thống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào