Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?
- Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào?
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?
- Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm những biện pháp nào?
Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào?
Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
a) Rủi ro cao.
b) Rủi ro trung bình.
c) Rủi ro thấp.
2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định thì mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân thành 3 loại như sau:
(1) Rủi ro cao.
(2) Rủi ro trung bình.
(3) Rủi ro thấp.
Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?
Biện pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân
Căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định.
1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
a.1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
a.2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;
c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
(2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm những biện pháp nào?
Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:
a) Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
d) Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.
Như vậy, theo quy định, các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm:
(1) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
(2) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
(3) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?