Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán không?
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán không?
Việc mở sổ kế toán của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:
Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài
1. Việc bố trí người làm kế toán của văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hộ kinh doanh, tổ hợp tác do trưởng văn phòng đại diện, người đại diện hộ kinh doanh hoặc tổ hợp tác quyết định.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hộ kinh doanh, tổ hợp tác được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán phục vụ việc theo dõi, ghi chép và xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
3. Nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú này không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thì cơ sở thường trú hoặc cư trú này được lựa chọn áp dụng đầy đủ hoặc một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán.
Như vậy, theo quy định, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán phục vụ việc theo dõi, ghi chép và xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có được vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp để mở sổ kế toán không? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì có bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán không?
Trường hợp hộ kinh doanh bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Kế toán 2015 như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
b) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
c) Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
e) Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
...
Như vậy, theo quy định hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có thể bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán nếu vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 67 Luật Kế toán 2015 quy định thì hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
(2) Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
(3) Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
(4) Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
(5) Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
(6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?