Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không? Trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Trường hợp nào hộ kinh doanh không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Hiện nay, Luật Kế toán 2015 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán" là gì.

Trên thực tế, "Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán" có thể hiểu đơn giản là một loại hình kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, tư vấn thuế, và các dịch vụ kế toán khác, theo quy định của Luật Kế toán 2015.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015 cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay không thì căn cứ Điều 65 Luật Kế toán 2015 quy định hộ kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.
2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Theo quy định trên thì hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

Như vậy, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Kế toán 2015 thì hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây:

- Danh sách kế toán viên hành nghề;

- Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;

- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

Trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Trường hợp nào hộ kinh doanh không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015, trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.

- Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.

- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.

- Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nào hộ kinh doanh không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán của hộ kinh doanh được quy định tại Điều 68 Luật Kế toán 2015, cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:

- Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán;

- Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

- Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

- Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

- Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

(1) Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.

(2) Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;

- Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Kế toán 2015 trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;

- Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;

- Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

(Điều 69 Luật Kế toán 2015)

Kinh doanh dịch vụ kế toán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kinh doanh dịch vụ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Đơn vị không được cung cấp dịch vụ kế toán trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán theo loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi nào?
Pháp luật
Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
Pháp luật
Dịch vụ kế toán là gì? Có được kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Pháp luật
Thời hạn để hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thông báo cho Bộ Tài chính về việc chấm dứt hoạt động là bao lâu?
Pháp luật
Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kế toán khi đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này có cần chứng minh về vốn góp của công ty?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán có được thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh dịch vụ kế toán
126 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh dịch vụ kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh dịch vụ kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào