Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?
- Điều kiện năng lực đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì?
- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm những gì?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện thế nào?
Điều kiện năng lực đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các Điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Điều kiện năng lực:
a) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
c) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
d) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Theo đó, về điều kiện năng lực đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như sau:
(1) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
(2) Đáp ứng các yêu cầu chung của TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
(3) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
(4) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm những gì?
Về hồ sơ đăng ký cấp theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 62/2016/NĐ-CP (đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại), hoặc Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định 62/2016/NĐ-CP (đối với trường hợp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi);
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (đối với trường hợp đề nghị cấp mới);
- Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên quan;
- Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP phù hợp với từng trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại hoặc bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện thế nào?
Về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP:
Bước 1: Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập 01 bộ hồ sơ và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở của Bộ Xây dựng.
Trường hợp nộp hồ sơ qua trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến theo quy định của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu các tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn để bổ sung và hoàn thiện;
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức đánh giá tại phòng thí nghiệm;
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản đánh giá thực tế và kết quả khắc phục (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 62/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?