Hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản bao nhiêu năm?
- Hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản bao nhiêu năm?
- Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực được quy định như thế nào?
- Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dùng để làm gì?
Hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản bao nhiêu năm?
Hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản bao nhiêu năm, thì theo quy định tại tiểu mục 98 Mục 4 Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản 20 năm.
Hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực thì được bảo quản bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực được quy định như thế nào?
Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực được quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Xác định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát sinh những hồ sơ, tài liệu mới chưa có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu này, các đơn vị căn cứ mức thời hạn bảo quản của các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này để xác định.
3. Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, đồng thời lưu ý đến những giai đoạn, thời điểm lịch sử để có thể nâng mức thời hạn bảo quản của hồ sơ, tài liệu lên cao hơn so với mức quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ cấp giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài sau khi hết hiệu lực không được thấp hơn mức quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dùng để làm gì?
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dùng để làm gì, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-NHNN như sau:
Sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu được dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo hai mức: Bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn, như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
3. Những hồ sơ, tài liệu đang được bảo quản, lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan nhưng không có trong Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu tại Thông tư này thì tiếp tục bảo quản theo thời hạn đã xác định trước thời điểm ban hành Thông tư này cho đến khi Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét, đánh giá lại.
Như vậy, theo quy định trên thì bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dùng để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo hai mức: Bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn, như sau:
- Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá lại để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản (kéo dài thêm thời hạn bảo quản) hay loại ra để tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị thực hiện theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?