Hồ sơ chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia gồm các tài liệu nào?
- Ai có thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia?
- Hồ sơ chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia gồm các tài liệu nào?
- Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng trong quá trình khai thác có cần phải thường xuyên khảo sát không?
Ai có thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
1. Điều kiện chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
a) Phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phê duyệt;
b) Đáp ứng điều kiện của luồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển đổi luồng địa phương, luồng chuyên dùng thành luồng quốc gia và luồng quốc gia thành luồng địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển đổi luồng chuyên dùng thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Giao thông vận tải quyết định có thẩm quyền quyết định chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia.
Hồ sơ chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia gồm các tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
…
3. Hồ sơ chuyển đổi luồng
a) Văn bản đề nghị gửi kèm theo báo cáo hiện trạng luồng đề nghị chuyển đổi của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia), của Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương);
b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp chuyển đổi luồng địa phương thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương).
4. Trường hợp luồng địa phương chuyển thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
5. Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng quốc gia: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
6. Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng: Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ chuyển đổi luồng đường thủy nội địa chuyên dùng thành luồng đường thủy nội địa quốc gia gồm: Văn bản đề nghị gửi kèm theo báo cáo hiện trạng luồng đề nghị chuyển đổi của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia).
Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng trong quá trình khai thác có cần phải thường xuyên khảo sát không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Luồng đường thủy nội địa trong quá trình khai thác phải được khảo sát thường xuyên, khảo sát định kỳ và khảo sát đột xuất.
2. Trách nhiệm khảo sát, lập bình đồ
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức khảo sát, lập bình đồ, số hóa bình đồ (nếu có), lập, duy trì và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ để phục vụ quản lý, thông báo và khai thác luồng;
b) Tổ chức, cá nhân khảo sát luồng phải cung cấp kết quả khảo sát cho cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này để thông báo luồng và chịu trách nhiệm về số liệu, thông tin đã cung cấp.
3. Kinh phí phục vụ khảo sát, lập bình đồ luồng đường thủy nội địa
a) Kinh phí khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách;
b) Tổ chức, cá nhân quản lý luồng chuyên dùng có trách nhiệm bố trí kinh phí để khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng theo quy định tại Nghị định này.
4. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Như vậy, theo quy định trên thì luồng đường thủy nội địa chuyên dùng trong quá trình khai thác phải được khảo sát thường xuyên, khảo sát định kỳ và khảo sát đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?