Hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Thừa phát lại bao gồm những gì? Sau khi nộp hồ sơ bao lâu thì sẽ được cấp Thẻ Thừa phát lại?
Hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Thừa phát lại bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký cấp Thẻ Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
- 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Cấp Thẻ Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp Thẻ Thừa phát lại được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thủ tục cấp Thẻ Thừa phát lại được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại
Đối tượng thực hiện: Văn phòng Thừa phát lại nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình.
Phương thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính
Cơ quan nhận hồ sơ: Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
- 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Bước 02: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và thông báo việc đăng ký hành nghề Thừa phát lại cho các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong vòng 10 ngày kể từ khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ thì Thừa phát lại sẽ được cấp Thẻ và được ghi tên vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương.
Những người nào sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì những trường hợp được quy định sau đây sẽ không được bổ nhiệm Thừa phát lại:
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá;
- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Lưu ý, những người này nếu bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành thì cũng không được bổ nhiệm Thừa phát lại;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích;
- Người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
- Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?