Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm những giấy tờ nào? Đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại đâu?
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2020/TT-BNV quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ gồm:
1. Bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
a) Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức).
b) Hộ khẩu thường trú (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
c) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của người tham gia hoạt động dịch vụ (đối với tổ chức).
d) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ (đối với cá nhân hành nghề độc lập).
2. Danh sách người hành nghề lưu trữ (đối với tổ chức).
3. Tài liệu chứng minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, hiện nay để đăng ký hành nghề hoạt động dịch vụ lưu trú với tư cách cá nhân thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau đây:
- Bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
+ Hộ khẩu thường trú;
+ Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
- Tài liệu chứng minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ (Hình từ Internet)
Đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan nào?
Tại Điều 5 Thông tư 09/2014/TT-BNV quy định về các đối tượng đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ như sau:
Đối tượng đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ
1. Tổ chức được thành lập mới hoặc đã hoạt động dịch vụ lưu trữ trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Sở Nội vụ nơi tổ chức đóng trụ sở.
2. Cá nhân đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Sở Nội vụ nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập ngành lưu trữ có chức năng nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập không phải đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Theo đó, việc đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ sẽ được thực hiện tại Sở Nội vụ nơi mà bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
Cá nhân muốn hoạt động dịch vụ lưu trữ thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Lưu trữ 2011 quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ như sau:
Hoạt động dịch vụ lưu trữ
1. Tổ chức được hoạt động dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh;
b) Có cơ sở vật chất, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
c) Cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
2. Cá nhân được hành nghề độc lập về dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
b) Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
c) Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
3. Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:
a) Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước;
b) Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.
Như vậy, để hoạt động dịch vụ lưu trữ với tư cách cá nhân thì bạn cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
- Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
- Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
- Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước sẽ được hưởng chế độ, quyền lợi như thế nào?
Tại Điều 7 Luật Lưu trữ 2011 quy định về người làm lưu trữ như sau:
Người làm lưu trữ
1. Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm lưu trữ không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc trong tổ chức đó.
3. Người được giao kiêm nhiệm làm lưu trữ phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và những kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc.
Theo đó, đối với người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước thì sẽ được hưởng chế độ, quyền lợi tương ứng trong cơ quan đó và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?