Hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi sỹ quan đối với chức danh sỹ quan máy tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
- Sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
- Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi sỹ quan đối với chức danh sĩ quan máy tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
Sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn được quy định tại Điều 14 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Như vậy, sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
- Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
- Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
- Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Trước đây, nội dung này được quy định theo Điều 14 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Theo đó, sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
- Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
- Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
- Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Sỹ quan máy tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW cần đáp ứng điều kiện gì?
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 35 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Như vậy, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW cần đáp ứng điều kiện sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
- Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
- Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.
- Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 35 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên.
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW, cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Điều kiện chuyên môn:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên.
+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
+ Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.
- Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi sỹ quan đối với chức danh sĩ quan máy tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi sỹ quan đối với chức danh sĩ quan máy tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần được quy định tại khoản 1 Điều 60 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ của mỗi học viên tham dự khóa đào tạo khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ sở đào tạo, huấn luyện. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có); đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;
d) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này;
e) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên;
g) 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ (02 ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử).
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi sỹ quan đối với chức danh sĩ quan máy tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nêu trên.
Trước đó, theo khoản 1 Điều 60 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ của mỗi học viên tham dự khóa đào tạo khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo, huấn luyện. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có); đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này;
e) Bản sao có chứng thực sổ thuyền viên;
g) 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
...
Theo đó, mỗi học viên tham gia dự thi sĩ quan máy tàu biển Việt Nam có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo, huấn luyện.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT; Tải về
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có);
Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT;
- Bản sao có chứng thực sổ thuyền viên;
- 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?