Hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm giấy tờ gì? Và gửi về cơ quan nào?
- Hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm giấy tờ gì? Và gửi về cơ quan nào?
- Thời gian thi viết tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao nhiêu phút?
- Người trúng tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm giấy tờ gì? Và gửi về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 14 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thi
1. Văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xét tuyển (UBKS) quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
2. Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Bản sao Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đang giữ và văn bằng chứng chỉ có liên quan.
4. Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của người dự thi.
5. Văn bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị người dự thi đang công tác.
6. Nhận xét đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú; cấp ủy hoặc Chỉ huy đơn vị Quân đội quản lý về hành chính quân sự (trường hợp người dự thi đang công tác ở Viện kiểm sát quân sự).
7. Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe) của công chức do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Hồ sơ dự thi được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
Như vậy, hồ sơ đăng ký thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xét tuyển (UBKS) quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đang giữ và văn bằng chứng chỉ có liên quan.
- Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của người dự thi.
- Văn bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị người dự thi đang công tác.
- Nhận xét đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú; cấp ủy hoặc Chỉ huy đơn vị Quân đội quản lý về hành chính quân sự (trường hợp người dự thi đang công tác ở Viện kiểm sát quân sự).
- Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe) của công chức do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Hồ sơ dự thi được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
Thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Thời gian thi viết tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân bao nhiêu phút?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Hình thức, thời gian và nội dung thi
1. Thi viết, thời gian 180 phút.
2. Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút.
3. Nội dung thi: Các Luật, Nghị quyết của Quốc hội đang có hiệu lực thi hành liên quan đến nghiệp vụ kiểm sát
Theo đó, thời gian thi viết tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân 180 phút.
Người trúng tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Người trúng tuyển
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các bài thi theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
c) Có kết quả thi tuyển cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung của đơn vị đăng ký dự thi.
2. Trường hợp có 02 người trở lên có tổng điểm thi tuyển bằng nhau thì người có điểm bài thi viết cao hơn là người trúng tuyển. Trường hợp điểm bài thi viết bằng nhau thì người có thời gian công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân dài hơn là người trúng tuyển. Nếu có thời gian công tác bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định.
3. Không bảo lưu kết quả thi.
Như vậy, người trúng tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các bài thi theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;
- Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả thi tuyển cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung của đơn vị đăng ký dự thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?