Hồ sơ đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm gồm những thành phần nào? Trình tự thực hiện trao đổi nguồn gen như thế nào?
Cơ quan nào thực hiện thủ tục đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm?
Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục A Phần II thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 823/QĐ-BNN-CN năm 2020 như sau:
Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
...
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm.
Hồ sơ đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm gồm những thành phần nào? Trình tự thực hiện trao đổi nguồn gen như thế nào? (hình từ internet)
Hồ sơ đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm gồm những thành phần nào?
Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục A Phần II thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 823/QĐ-BNN-CN năm 2020 như sau:
Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
...
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
- Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
- Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ.
- Thẩm định hồ sơ và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
- Cá nhân.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm, bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT;
TẢI VỀ Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
- Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT;
TẢI VỀ Mẫu lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
- Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm.
Trình tự thực hiện thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm như thế nào?
Theo tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục A Phần II thủ tục hành chính mới, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 823/QĐ-BNN-CN năm 2020 như sau:
Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?