Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính bao gồm những nội dung nào?
Nội dung tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở)
1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở để tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở gồm 05 (năm) thành viên do thủ trưởng đơn vị chủ trì quyết định thành lập. Nội dung họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và ghi thành biên bản (Mẫu 22.BBNTCS).
Nội dung đánh giá gồm:
a) Đánh giá về báo cáo tổng hợp (Mẫu 23.BCKQNC): Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng...) và tài liệu cần thiết kèm theo;
b) Đánh giá về sản phẩm so với đặt hàng.
2. Yêu cầu cần đạt được đối với báo cáo tổng hợp theo mẫu:
a) Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ;
...
Như vậy, nội dung tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính gồm:
(1) Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng...) và tài liệu cần thiết kèm theo;
(2) Đánh giá về sản phẩm so với đặt hàng.
Nội dung tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 22 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể:
1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ (Mẫu 24.CVĐGNT).
2. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (Mẫu 23.BCKQNC).
3. Báo cáo tóm tắt; báo cáo chắt lọc kết quả nghiên cứu và báo cáo kiến nghị (Phụ lục 01, Mẫu 19.HĐKHCN).
4. Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
5. Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
6. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ (Mẫu 25.BCSDKP).
7. Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ (Mẫu 26.BCKQTĐG).
8. Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở (Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở; Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở; Nhận xét của ủy viên phản biện).
9. Các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ.
(2) Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. TẢI VỀ
(3) Báo cáo tóm tắt; báo cáo chắt lọc kết quả nghiên cứu và báo cáo kiến nghị.
(4) Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
(5) Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
(6) Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ. TẢI VỀ
(7) Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ.
(8) Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở (Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở; Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở; Nhận xét của ủy viên phản biện).
(9) Các tài liệu khác (nếu có).
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá ở mức đạt khi nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 24 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định về đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
...
9. Đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá ở mức “Đạt” khi điểm bình quân đánh giá của các thành viên Hội đồng trên 50 điểm. Các mức cụ thể như sau:
+ Xuất sắc: Điểm bình quân từ 91 điểm trở lên;
+ Giỏi: Điểm bình quân từ 81 đến 90 điểm;
+ Khá: Điểm bình quân từ 71 đến 80 điểm;
+ Trung bình: Điểm bình quân từ 50 đến 70 điểm.
b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá ở mức “Không đạt” khi điểm bình quân đánh giá của các thành viên Hội đồng dưới 50 điểm, hoặc có nhiều hơn 2/3 số thành viên của Hội đồng có mặt bỏ phiếu đánh giá “Không đạt”.
...
Như vậy, theo quy định thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá ở mức đạt khi điểm bình quân đánh giá của các thành viên Hội đồng đánh giá trên 50 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?