Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung gì?
- Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ ở đâu?
- Người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể là thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ không?
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 20 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) bao gồm:
1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì theo mẫu (PL18-CVĐNNT).
2. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu (PL19-BCTH).
3. Báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.
4. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.
5. Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
6. Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
7. Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…).
8. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu.
9. Các tài liệu khác (nếu có).
Theo đó, hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung sau:
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì theo mẫu (Mẫu PL18-CVĐNNT ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT). Tải về
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu (Mẫu PL19-BCTH ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT). Tải về
- Báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.
- Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
- Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
- Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…).
- Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ ở đâu?
Theo Điều 21 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Việc nộp hồ sơ thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có).
2. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Vụ Khoa học và Công nghệ gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng .doc hoặc .docx, không đặt mật khẩu).
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này thì tổ chức chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Vụ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, căn cứ trên quy định hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Vụ Khoa học và Công nghệ.
Việc nộp hồ sơ thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có).
Hồ sơ được nộp bao gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng .doc hoặc .docx, không đặt mật khẩu).
Người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể là thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ không?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 22 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên là các nhà khoa học chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hội đồng có thể có 01 ủy viên là người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không được làm thành viên Hội đồng.
...
Theo đó, căn cứ trên quy định sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên là các nhà khoa học chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Hội đồng có thể có 01 ủy viên là người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không được làm thành viên Hội đồng
Như vậy, người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể là thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?