Hồ sơ đề nghị bán tài sản của Ngân hàng Nhà nước không phải là trụ sở làm việc gồm những nội dung gì?
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 31 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về các trường hợp bán tài sản như sau:
Các trường hợp bán tài sản
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán trong các trường hợp:
1. Tài sản bị thu hồi được quyết định xử lý theo hình thức bán.
2. Tài sản được thanh lý theo hình thức bán.
3. Đơn vị không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý được theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển.
4. Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản.
Như vậy, theo quy định, tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán trong các trường hợp sau đây:
(1) Tài sản bị thu hồi được quyết định xử lý theo hình thức bán.
(2) Tài sản được thanh lý theo hình thức bán.
(3) Đơn vị không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý được theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển.
(4) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản.
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định bán những tài sản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản như sau:
Phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản
1. Phó Thống đốc phụ trách về tài chính - kế toán quyết định bán tài sản:
a) Là nhà cửa, vật kiến trúc (trừ trụ sở làm việc), ô tô;
b) Có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định bán:
a) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng đơn vị:
a) Quyết định bán tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản. Riêng Cục trưởng Cục Quản trị phê duyệt bán tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Thực hiện thủ tục bán các tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thanh lý theo hình thức bán.
Như vậy, theo quy định thì Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán có quyền quyết định bán những tài sản sau đây:
(1) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
(2) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản của Ngân hàng Nhà nước không phải là trụ sở làm việc gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình bán tài sản như sau:
Quy trình bán tài sản
1. Quy trình bán tài sản thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và các văn bản hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị bán tài sản:
2.1. Hồ sơ đề nghị bán tài sản của NHNN (trừ trụ sở làm việc) gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản, trong đó, nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản: 01 bản chính;
b) Tờ trình về việc bán tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán (trường hợp việc quyết định bán tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2.2. Trường hợp bán trụ sở làm việc, hồ sơ đề nghị bán tài sản gồm:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 2.1 Điều này;
b) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Tài chính về đề xuất bán trụ sở làm việc: 01 bản chính;
c) Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất: 01 bản sao.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị bán tài sản của Ngân hàng Nhà nước không phải là trụ sở làm việc gồm những nội dung sau đây:
(1) Văn bản đề nghị bán tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản, trong đó, nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản: 01 bản chính;
(2) Tờ trình về việc bán tài sản của Vụ Tài chính Kế toán đối với trường hợp việc quyết định bán tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán: 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được phép sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè để tổ chức đám tang đám cưới hay không?
- Việc hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
- Khu vực nội đô lịch sử là gì? Trong khu vực nội đô lịch sử có được mở rộng diện tích đất của các bệnh viện không?
- Phụ lục IV Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 hướng dẫn những mẫu văn bản gì trong hoạt động xây dựng?
- Hàng hóa ký gửi là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải được miễn bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi khi nào?