Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại thuộc Bộ GDĐT có cần bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất không?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại thuộc Bộ GDĐT có cần bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất không?
- Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trong quy trình bổ nhiệm lại như thế nào?
- Việc thẩm định hồ sơ bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trong quy trình bổ nhiệm lại thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại thuộc Bộ GDĐT có cần bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất không?
Tại khoản 3 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT thuộc đối tượng áp dụng Quy chế này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm.
...
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về hồ sơ bổ nhiệm như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm
Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký; trong đó nêu rõ nhu cầu, đề xuất và nhận xét nhân sự, dự kiến phân công công tác (đối với bổ nhiệm cấp phó); kèm theo biên bản các cuộc họp.
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
4. Chương trình công tác của CCVC được đề nghị bổ nhiệm.
5. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.
6. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất.
7. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
8. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại thuộc Bộ GDĐT phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm các giấy tờ được quy định cụ thể trên.
Trong đó, có bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.
Bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại (Hình từ Internet)
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trong quy trình bổ nhiệm lại như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm lại đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT
1. Đánh giá thời hạn giữ chức vụ của CCVC lãnh đạo, quản lý
Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, CCVC lãnh đạo, quản lý làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; đơn vị thực hiện nhận xét, đánh giá theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
2. Đề xuất chủ trương bổ nhiệm lại
a) Đơn vị báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kết quả đánh giá và đề xuất về chủ trương bổ nhiệm lại.
b) Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Bộ trưởng, Ban cán sự đảng cho ý kiến nhận xét, đánh giá và quyết định chủ trương thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Báo Giáo dục và Thời đại báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kết quả đánh giá và đề xuất về chủ trương bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập.
Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Bộ trưởng, Ban cán sự đảng cho ý kiến nhận xét, đánh giá và quyết định chủ trương thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định của pháp luật.
Việc thẩm định hồ sơ bổ nhiệm lại Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trong quy trình bổ nhiệm lại thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm lại đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT
...
5. Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định
Sau khi hoàn thành quy trình nhân sự, đơn vị lập tờ trình và hoàn thiện 02 bộ hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Ban cán sự đảng (qua Văn phòng Ban cán sự đảng) xem xét, quyết định.
6. Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét, quyết định
a) Văn phòng Ban cán sự đảng thẩm định, tham mưu Ban cán sự đảng gửi văn bản để trao đổi ý kiến với cấp ủy cấp trên của đơn vị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm và đề nghị kết luận về tiêu chuẩn chính trị.
b) Căn cứ đề nghị của đơn vị, ý kiến của cấp ủy cấp trên của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét về việc bổ nhiệm lại.
c) Sau khi có ý kiến đồng ý của Ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, ký quyết định bổ nhiệm lại.
Theo đó, sau khi hoàn thành quy trình nhân sự, Báo Giáo dục và Thời đại lập tờ trình và hoàn thiện 02 bộ hồ sơ theo quy định trên để trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Ban cán sự đảng (qua Văn phòng Ban cán sự đảng) xem xét, quyết định.
Văn phòng Ban cán sự đảng thẩm định, tham mưu Ban cán sự đảng gửi văn bản để trao đổi ý kiến với cấp ủy cấp trên của đơn vị về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm và đề nghị kết luận về tiêu chuẩn chính trị.
Căn cứ đề nghị của Báo Giáo dục và Thời đại, ý kiến của cấp ủy cấp trên của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng xem xét về việc bổ nhiệm lại.
Sau khi có ý kiến đồng ý của Ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, ký quyết định bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?