Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá gồm những thành phần nào? Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ở đâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá gồm những thành phần nào?
- Doanh nghiệp phải có giấy xác nhận của tối thiểu 02 tỷ đồng trở lên mới đủ điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá đúng không?
- Thời hạn cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá cho doanh nghiệp là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản sao văn bản giới thiệu của các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
d) (được bãi bỏ)
đ) Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (đối với trường hợp xin cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép);
e) Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá;
g) (được bãi bỏ)
h) được bãi bỏ)
i) (được bãi bỏ)
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá gồm những thành phần sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Bản sao văn bản giới thiệu của các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
- Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (đối với trường hợp xin cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép);
- Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá.
Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp phải có giấy xác nhận của tối thiểu 02 tỷ đồng trở lên mới đủ điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá đúng không?
Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:
a Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012
c) Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá).
d) Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
đ) (được bãi bỏ)
e (được bãi bỏ)
g) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ Việt Nam đồng trở lên) (được bãi bỏ)
h) (được bãi bỏ)
i) (được bãi bỏ)
...
Trước đây tại điểm g khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp phải có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ Việt Nam đồng trở lên) mới đủ điều kiện được cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên điều khoản này đã bị bãi bỏ bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP.
Như vậy, doanh nghiệp không cần Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ đồng trở lên khi thực hiện thủ tục cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá.
Theo đó, điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá cho doanh nghiệp là:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
- Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá).
- Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
Thời hạn cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá cho doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hạn cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (Bộ Công Thương) có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?