Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh như thế nào?
- Cơ quan nào cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh?
- Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh cấp lần đầu là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định, đài bờ (không liên lạc với vệ tinh), thiết bị riêng lẻ và các trường hợp không quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 và Điều 21 của Thông tư này
1. Hồ sơ cấp mới gồm:
a) Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu 1a quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý của một trong các giấy tờ sau:
Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn (đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép); hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép); hoặc
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức (đối với cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đề nghị cấp giấy phép).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh gồm những thành phần sau đây:
- Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu 1a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-BTTTT.
TẢI VỀ bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý của một trong các giấy tờ sau:
+ Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn (đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép); hoặc
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép); hoặc
+ Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức (đối với cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đề nghị cấp giấy phép).
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh (Hình từ Internet)
Cơ quan nào cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT về cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và trường hợp sử dụng thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 (mười lăm) ngày tại các lễ hội, sự kiện, triển lãm, hội chợ.
Theo đó, Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh.
Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh cấp lần đầu là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:
Cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
...
2. Đối với giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp lần đầu, thời hạn của giấy phép được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá 10 (mười) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, 15 (mười lăm) năm đối với giấy phép sử dụng băng tần, 20 (hai mươi) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện. Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép tương ứng. Trường hợp giấy phép được cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì được xem xét gia hạn tối đa là 01 (một) năm.
...
Theo đó, trường hợp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định không liên lạc với vệ tinh cấp lần đầu, thời hạn của giấy phép được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá 10 năm và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa theo quy định. Trường hợp giấy phép được cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định thì được xem xét gia hạn tối đa là 01 năm.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?