Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo quy định bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo quy định bao gồm những nội dung gì?
- Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại thông qua những hình thức nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1956/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
...
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
- Danh sách sáng lập viên.
- Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP .
- Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại như sau:
Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành: TẢI VỀ
(2) Danh sách sáng lập viên.
(3) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại theo quy định:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
(4) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo quy định bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại thông qua những hình thức nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1956/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
Trình tự thực hiện:
- Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại thì lập hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi Bộ Tư pháp.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
- Danh sách sáng lập viên.
- Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP .
...
Như vậy, theo quy định, có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại là bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1956/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
...
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại.
Lệ phí (nếu có): Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?