Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm hiện nay cần những gì?
- Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm thuộc về cơ quan nhà nước nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm hiện nay cần những gì?
- Giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm sẽ được cấp trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp hồ sơ?
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm thuộc về cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 71 Luật Kinh doan bảo hiểm 2022 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động
1. Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Sau khi cấp, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở chính để cập nhật vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp là Bộ Tài chính. Giấy phép thành lập và hoạt động sẽ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm hiện nay cần những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm hiện nay cần những gì?
Theo Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm cần:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
(2) Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
(3) Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
(4) Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;
(5) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này của các tổ chức, cá nhân đó;
(6) Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Chính phủ quy định tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Giấy phép thành lập và hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm sẽ được cấp trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp hồ sơ?
Căn cứ Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính đồng thời có văn bản chấp thuận về nguyên tắc đối với người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán.
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động hợp lệ từ doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trường hợp Bộ Tài chính từ chối cấp giấy phép thì sẽ có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?