Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn
1. Hồ sơ tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có dấu xác nhận của tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Quyết định này;
b) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng đã đáp ứng Điều kiện tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Quyết định này;
c) Văn bản thẩm định của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, dự án, phương án vay vốn của khách hàng;
d) Văn bản phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng đề nghị;
đ) Văn bản đề nghị được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng của khách hàng;
e) Hồ sơ pháp lý liên quan đến khách hàng đề nghị cấp tín dụng, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liền trước năm đề nghị, các tài liệu liên quan khác;
g) Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, chấp thuận dự án, phương án của cấp có thẩm quyền.
- Các tài liệu có liên quan khác.
h) Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng và nhu cầu cấp tín dụng vượt giới hạn của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo Mẫu biểu số 01 tại Phụ lục đính kèm Quyết định này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng gồm những tài liệu:
- Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Quyết định này;
- Các hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng đã đáp ứng Điều kiện tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Quyết định này;
- Văn bản thẩm định của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, dự án, phương án vay vốn của khách hàng;
- Văn bản phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng đề nghị;
- Văn bản đề nghị được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng của khách hàng;
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến khách hàng đề nghị cấp tín dụng, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liền trước năm đề nghị, các tài liệu liên quan khác;
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, chấp thuận dự án, phương án của cấp có thẩm quyền.
+ Các tài liệu có liên quan khác.
- Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng và nhu cầu cấp tín dụng vượt giới hạn của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo Mẫu biểu số 01 tại Phụ lục đính kèm Quyết định này.
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có dấu xác nhận của tổ chức tín dụng.
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn được thực hiện như thế nào?
Trình tự thủ tục xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg như sau:
Trình tự thủ tục xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn
1. Tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Quyết định này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng:
- Trường hợp hồ sơ của tổ chức tín dụng không đáp ứng được các Điều kiện quy định tại Điều 3 Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng trong đó ghi rõ các Điều kiện mà tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được.
- Trường hợp hồ sơ của tổ chức tín dụng đã hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan về các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật - pháp lý của dự án, phương án và khách hàng đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tổ chức tín dụng, khách hàng giải trình những vấn đề mà các bộ, ngành, địa phương có ý kiến trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các bộ, ngành, địa phương hoặc ý kiến giải trình của tổ chức tín dụng, khách hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ cấp tín dụng vượt giới hạn do tổ chức tín dụng cung cấp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho tổ chức tín dụng biết, thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Cơ quan nào thanh tra việc thực hiện cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng?
Cơ quan thanh tra việc thực hiện cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ do tổ chức tín dụng cung cấp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn, đảm bảo tuân thủ các Điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định này;
b) Thanh tra, giám sát việc thực hiện cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng;
c) Định kỳ hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các Khoản cấp tín dụng vượt giới hạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn hiệu lực; đồng thời gửi các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thanh tra việc thực hiện cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?