Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần những loại giấy tờ nào theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần những loại giấy tờ nào?
- Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện ra sao?
- Quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải quy định rõ những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần những loại giấy tờ nào?
Theo Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp gồm:
a) Tờ trình đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
b) Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
c) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
đ) Dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 200, Điều 201 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp (nếu có).
2. Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
b) Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
c) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
đ) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
e) Thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
g) Trường hợp chia, tách doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới thì Đề án chia, tách doanh nghiệp bao gồm thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Theo quy định trên thì trong hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần:
(1) Tờ trình đề nghị chia doanh nghiệp;
(2) Đề án chia doanh nghiệp;
(3) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm chia doanh nghiệp;
(4) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi chia doanh nghiệp;
(5) Các tài liệu khác có liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp (nếu có).
Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần những loại giấy tờ nào theo quy định hiện nay? (Hình từ internet)
Quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện ra sao?
Theo Điều 18 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì quy trình chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp lập 06 bộ Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp và gửi 06 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
Bước 2: Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị chia, tách, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chia, tách.
Bước 5: Doanh nghiệp triển khai Đề án chia doanh nghiêp sau khi có quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải quy định rõ những nội dung gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về nội dung trong quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
2. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
Như vậy, trong quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?