Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì? Để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu? Câu hỏi của anh Sơn từ Khánh Hòa.

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:

NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019: 01 bản chính;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
- Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
- Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.3.2. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng. Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, hồ sơ gồm:
...

Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC: 01 bản chính TẢI VỀ

(2) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;

(3) Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;

(4) Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;

(5) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;

(6) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:

NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.1.3. Bước 3: Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
1.2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
...

Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Hải quan là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu?

Căn cứ tiểu mục 1.10 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:

NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
...
1.10.2. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
a) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.
b) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
c) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
d) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d nêu trên là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
đ) Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
1.10.3. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
...

Như vậy, theo quy định, để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sau đây:

(1) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.

(2) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.

(3) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.

(4) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại 4 mục nêu trên là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.

Lưu ý: Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008.

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hiện nay, chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu vũ khí theo Nghị định 149/2024 áp dụng từ 01 01 2025 thế nào?
Pháp luật
Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
Pháp luật
Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?
Pháp luật
Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
Pháp luật
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024? Tải về file excel biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất 2024 ở đâu?
hóa đơn thương mại
Có sử dụng hóa đơn thương mại cho việc xuất nhập khẩu hay không? Xuất nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam có được hoàn thuế hay không?
Pháp luật
Tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 768?
Pháp luật
Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức bảo lãnh riêng không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu thực hiện thanh toán theo phương thức bù trừ có được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0%?
Pháp luật
CO ưu đãi là viết tắt của từ gì? Thương nhân để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp CO ưu đãi có bắt buộc có kinh nghiệm sử dụng CO ưu đãi hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất nhập khẩu
788 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào