Hồ sơ đề nghị công nhận quy ước của tổ dân phố tại Ủy ban nhân dân quận bao gồm những giấy tờ gì?
Quy ước của tổ dân phố được công nhận khi đáp ứng những điều kiện gì?
Theo tiểu mục 3 Mục A2 Phần III Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 787/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định như sau:
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
A. VĂN HÓA
A2. HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
3. Thủ tục công nhận hương ước, quy ước.
...
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước phù hợp với quy định tại Điều 5 của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ;
(2) Hương ước, quy ước được xây dựng tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg.
...
Theo quy định thì quy ước của tổ dân phố được công nhận khi đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Phạm vi nội dung, hình thức của quy ước phù hợp với quy định tại Điều 5 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg, cụ thể:
Phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước
1. Nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư và mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quyết định này.
2. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư.
Đối với thôn, tổ dân phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xem xét, quyết định việc dịch hương ước, quy ước sang tiếng dân tộc thiểu số để bảo đảm huy động đông đảo người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua dự thảo hương ước, quy ước và thực hiện sau khi được công nhận.
4. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
Tuy nhiên Quyết định 22/2018/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 16/08/2023), và nội dung này được thay thế băng Điều 5 và Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 16/08/2023) như sau:
Điều 5. Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước
Tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định này, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:
1. Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.
3. Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.
4. Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.
Điều 6. Hình thức của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
3. Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
4. Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.
5. Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.
(2) Quy ước được xây dựng tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg (Văn bản này hết hiệu lực từ ngày 16/08/2023 và được thay thế bằng Nghị định 61/2023/NĐ-CP).
Hồ sơ đề nghị công nhận quy ước của tổ dân phố tại Ủy ban nhân dân quận bao gồm những giấy tờ nào?
Theo tiểu mục 3 Mục A2 Phần III Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 787/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định về hồ sơ đề nghị công nhận quy ước của tổ dân phố tại Ủy ban nhân dân quận bao gồm những giấy tờ như sau:
(1) Dự thảo quy ước đã được cộng đồng dân cư tổ dân phố thông qua có đủ chữ ký của Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố;
(2) Biên bản xác nhận kết quả cộng đồng dân cư tổ dân phố bàn, biểu quyết thông qua quy ước;
(3) Công văn đề nghị công nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Tải mẫu Công văn đề nghị công nhận quy ước (Mẫu số 01) được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BVHTTDL: Tải về
(4) Tài liệu khác (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị công nhận quy ước được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị công nhận quy ước của tổ dân phố tại Ủy ban nhân dân quận bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện công nhận quy ước của tổ dân phố tại Ủy ban nhân dân quận được quy định ra sao?
Theo tiểu mục 3 Mục A2 Phần III Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 787/QĐ-BVHTTDL năm 2023 quy định việc công nhận quy ước của tổ dân phố được thực hiện như sau:
Bước 01: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết.
Bước 02: Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 03: Trong thời gian bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 04: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hương ước, quy ước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để theo dõi, quản lý và Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?