Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm những tài liệu nào?
- Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm những tài liệu nào?
- Thời hạn ký chính thức hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong bao lâu?
Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 26/2017/TT-BCT, có quy định về trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện như sau:
Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện
1. Bên bán có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện gửi Bên mua để đàm phán và thực hiện các bước để ký hợp đồng mua bán điện.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện hợp lệ của Bên bán, Bên mua có trách nhiệm đàm phán hợp đồng mua bán điện với Bên bán. Kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện, hai bên phải ký tắt dự thảo hợp đồng mua bán điện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày dự thảo hợp đồng mua bán điện được ký tắt, Bên bán có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện, trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra.
4. Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bên mua nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, Bên bán có trách nhiệm lập báo cáo về các nội dung chưa thỏa thuận được trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, có ý kiến. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương xem xét, có ý kiến.
Theo đó, trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2017/TT-BCT, có quy định về hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện như sau:
Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện
1. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện gồm các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và các văn bản, tài liệu liên quan đến cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay và giá trị tài sản còn lại để tính giá; các nội dung chính trong thiết kế cơ sở/kỹ thuật của dự án đầu tư có liên quan đến việc đàm phán hợp đồng mua bán điện; quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư, quyết định phê duyệt kết quả quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành của cơ quan có thẩm quyền; hồ sơ pháp lý các tài sản đầu tư mới các năm tiếp theo;
d) Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán của nhà máy điện;
đ) Hồ sơ kỹ thuật của nhà máy; tài liệu về đấu nối nhà máy điện; số liệu kỹ thuật SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ;
e) Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa chủ đầu tư và các bên cho vay, kế hoạch hoặc thực tế giải ngân các nguồn vốn vay;
g) Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tự dùng trong nhà máy điện;
h) Phương án giá bán điện được xác định theo phương pháp quy định tại Thông tư này;
i) Các tài liệu liên quan khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm những tài liệu sau:
- Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
- Dự thảo hợp đồng mua bán điện;
- Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và các văn bản, tài liệu liên quan đến cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay và giá trị tài sản còn lại để tính giá;
- Các nội dung chính trong thiết kế cơ sở/kỹ thuật của dự án đầu tư có liên quan đến việc đàm phán hợp đồng mua bán điện;
- Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư, quyết định phê duyệt kết quả quyết toán, kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành của cơ quan có thẩm quyền;
- Hồ sơ pháp lý các tài sản đầu tư mới các năm tiếp theo;
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán của nhà máy điện;
- Hồ sơ kỹ thuật của nhà máy; tài liệu về đấu nối nhà máy điện; số liệu kỹ thuật SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ;
- Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa chủ đầu tư và các bên cho vay, kế hoạch hoặc thực tế giải ngân các nguồn vốn vay;
- Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tự dùng trong nhà máy điện;
- Phương án giá bán điện được xác định theo phương pháp quy định tại Thông tư này;
- Các tài liệu liên quan khác.
Thời hạn ký chính thức hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BCT, có quy định về trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện như sau:
Trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện
1. Sau khi kết thúc đàm phán và ký tắt hợp đồng mua bán điện, Bên bán có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Thông tư này, trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra. Bên bán và Bên mua có trách nhiệm báo cáo, giải trình các nội dung liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có văn bản yêu cầu Bên bán và Bên mua bổ sung các tài liệu còn thiếu theo quy định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến về hợp đồng mua bán điện.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến kiểm tra hợp đồng mua bán điện, hai bên có trách nhiệm ký chính thức hợp đồng mua bán điện. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này mà Cục Điều tiết điện lực chưa có ý kiến đối với hợp đồng mua bán điện, hai bên được phép ký chính thức hợp đồng mua bán điện theo các nội dung đã thỏa thuận. Bên mua có trách nhiệm gửi 01 (một) bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký cho Cục Điều tiết điện lực để lưu và theo dõi thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn ký chính thức hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là trong 30 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến kiểm tra hợp đồng mua bán điện, hai bên có trách nhiệm ký chính thức hợp đồng mua bán điện.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này mà Cục Điều tiết điện lực chưa có ý kiến đối với hợp đồng mua bán điện, hai bên được phép ký chính thức hợp đồng mua bán điện theo các nội dung đã thỏa thuận.
Bên mua có trách nhiệm gửi 01 bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký cho Cục Điều tiết điện lực để lưu và theo dõi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?