Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã cần giấy tờ gì? Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã?
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2022/TT-NHNN như sau:
Thay đổi tên
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên.
2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
a) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên;
- Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên.
Đề nghị thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị thay đổi tên bằng cách thức nào?
Ngân hàng hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị thay đổi tên bằng cách thức được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2022/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập, gửi và trả kết quả hồ sơ
1. Văn bản của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng là hợp tác xã ký. Trường hợp người đại diện theo ủy quyền ký, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ được lập thành 01 (một) bộ bằng tiếng Việt.
3. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị theo một trong ba cách thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước đối với đề nghị chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 và Điều 11 Thông tư này. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai thác, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước.
4. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của các thông tin nêu tại hồ sơ đề nghị chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến.
5. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến như sau:
a) Ngân hàng Hợp tác xã gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Quỹ tín dụng nhân dân gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính.
6. Văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ, văn bản trả lời, văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình thức bản giấy hoặc văn bản điện tử (đối với đề nghị chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 và Điều 12 Thông tư này).
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị thay đổi tên bằng các cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước đối với đề nghị chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến quy định.
Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai thác, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước.
Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã?
Thẩm quyền chấp thuận thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2022/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền và văn bản chấp thuận
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thay đổi tên của ngân hàng hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?