Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu 'Chiến sĩ thi đua cơ sở' gồm những gì? Mức tiền thưởng là bao nhiêu?
Thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 21 Nghị định 122/2018/NĐ-CP) quy định về thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác như sau:
- Các danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm. Thủ tục, hồ sơ xét tặng các danh hiệu nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật thi đua, khen thưởng.
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua có 01 bộ (bản chính), gồm:
+ Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
+ Biên bản họp bình xét thi đua;
+ Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
Như vậy, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác được thực hiện theo quy định nêu trên.
Mức tiền thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng danh hiệu thi đua như sau:
- Đối với cá nhân:
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng, Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
- Đối với tập thể:
+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thường 12,0 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" gồm những gì?
Căn cứ Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013) quy định như sau:
- Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:
+ Văn bản đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
+ Biên bản bình xét thi đua;
+ Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
- Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:
+ Văn bản đề nghị khen thưởng;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;
+ Biên bản xét khen thưởng;
+ Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
- Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng nhà nước” và “Giải thưởng Hồ Chí Minh”.
- Hồ sơ xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản, lý nhà nước về thi đua, khen thưởng thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
Như vậy, hồ sơ xét danh hiệu thi đua và hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" bao gồm các thành phần theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?