Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được lập thành mấy bộ và bao gồm những gì?
- Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được lập thành mấy bộ và bao gồm những gì?
- Ai có quyền quyết định công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân?
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn và điều kiện theo Điều 16 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có 3 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
b) Có sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, công nhận hoặc có đề án, chuyên đề đã được nghiệm thu, áp dụng trong thực tiễn;
c) Có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên.
2. Ưu tiên lựa chọn cá nhân được khen thưởng cấp nhà nước (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên) hoặc được tặng từ 02 Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên về thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác.
Theo đó, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có 3 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
- Có sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, công nhận hoặc có đề án, chuyên đề đã được nghiệm thu, áp dụng trong thực tiễn;
- Có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên.
Lưu ý:
Ưu tiên lựa chọn cá nhân được khen thưởng cấp nhà nước (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên) hoặc được tặng từ 02 Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên về thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác.
Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được lập thành mấy bộ và bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 2 Điều 44 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp
...
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được lập thành 01 bộ, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được lập thành 03 bộ, gồm:
a) Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”);
b) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” có xác nhận của lãnh đạo cấp trình khen thưởng, trong đó phải nêu rõ nội dung, hiệu quả của sáng kiến hoặc đề tài khoa học, chuyên đề được áp dụng trong thực tiễn kèm theo trích lục ý kiến xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng khoa học của Ngành; trường hợp sáng kiến, đề tài, chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học;
d) Bản sao quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”); quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”) trước thời điểm đề nghị;
đ) Ý kiến của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, ý kiến của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân được lập thành 1 bộ và bao gồm:
- Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”)
- Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;
Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, có xác nhận của lãnh đạo cấp trình khen thưởng, trong đó phải nêu rõ nội dung, hiệu quả của sáng kiến hoặc đề tài khoa học, chuyên đề được áp dụng trong thực tiễn kèm theo trích lục ý kiến xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng khoa học của Ngành; trường hợp sáng kiến, đề tài, chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học.
- Bản sao quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”) trước thời điểm đề nghị.
Ai có quyền quyết định công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân?
Quyền quyết định công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua cấp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật thi đua, khen thưởng.
2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định tại Điều 79, Điều 80 Luật thi đua, khen thưởng được thực hiện như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng, công nhận các danh hiệu thi đua sau đây:
..
- “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”;
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định tặng, công nhận các danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?