Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nào?
- Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Có những phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, đối tượng xem xét xóa nợ lãi là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét xử lý tài sản bảo đảm từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:
- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT nêu trên như là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hoặc do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay; có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định, ...
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT nêu dưới đây.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cần chuẩn bị 01 hồ sơ dựa trên hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT như sau:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
…
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do DNNVV chuẩn bị gửi đến Quỹ gồm có:
a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và bao gồm các nội dung: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng Hợp đồng đã ký; mức thiệt hại về vốn và tài sản; số dư nợ gốc và lãi còn phải trả; các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng; cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu dược chấp nhận xử lý rủi ro;
b) Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của hai (02) năm gần nhất trước then điểm đề nghị xử lý rủi ro của DNNVV hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm;
c) Sao y bản chính Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro;
d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cho toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ, văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.
Có những phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nào?
Theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?