Hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý tổn thất
1. Hồ sơ đơn vị đề nghị xử lý tổn thất phải bảo đảm tính hợp pháp, bao gồm:
- Báo cáo và đề nghị của: Tổ chức, cá nhân trực tiếp chi trả các chế độ BHXH, BHXH huyện, Bưu điện huyện (trường hợp chi trả qua hệ thống Bưu điện) nơi xảy ra tổn thất;
- Báo cáo của BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc Phòng, BHXH Công an nhân dân; Báo cáo của Bưu điện tỉnh, của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (nơi để xảy ra tổn thất);
- Hợp đồng chi trả;
- Biên bản xảy ra vụ việc;
- Biên bản và kết luận điều tra vụ việc của cơ quan Công an (Quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền) quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân kèm theo danh sách và số tiền phải bồi thường của từng tổ chức, cá nhân;
- Bản sao Giấy chứng tử, Quyết định tuyên bố mất tích do tòa án có thẩm quyền ban hành hoặc ý kiến của cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguyên nhân khách quan không trả được (đối với cá nhân);
- Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các khoản tổn thất.
2. Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý tổn thất, bao gồm:
- Toàn bộ hồ sơ tại Khoản 1 Điều này;
- Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất;
- Quyết định xử lý tổn thất của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
(1) Báo cáo và đề nghị của: Tổ chức, cá nhân trực tiếp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội huyện, Bưu điện huyện (trường hợp chi trả qua hệ thống Bưu điện) nơi xảy ra tổn thất;
(2) Báo cáo của bảo hiểm xã hội tỉnh, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc Phòng, bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; Báo cáo của Bưu điện tỉnh, của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (nơi để xảy ra tổn thất);
(3) Hợp đồng chi trả;
(4) Biên bản xảy ra vụ việc;
(5) Biên bản và kết luận điều tra vụ việc của cơ quan Công an quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân kèm theo danh sách và số tiền phải bồi thường của từng tổ chức, cá nhân;
(6) Bản sao Giấy chứng tử, Quyết định tuyên bố mất tích do tòa án có thẩm quyền ban hành hoặc ý kiến của cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguyên nhân khách quan không trả được (đối với cá nhân);
(7) Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các khoản tổn thất.
Hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?
Đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất được quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Trình tự xử lý tổn thất
...
- BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh xử lý, khắc phục hậu quả để đảm bảo kinh phí chi trả cho người hưởng kịp thời. BHXH tỉnh lập báo cáo (kèm hồ sơ tổn thất) gửi BHXH Việt Nam.
3. Ban Tài chính - Kế toán tiếp nhận hồ sơ và các tài liệu liên quan tới các tổn thất theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, xem xét, trình Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất.
4. Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất xem xét, đề xuất phương án và thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 10.
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội là Ban Tài chính - Kế toán.
Trình tự xử lý tổn thất đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi xảy ra tổn thất được quy định thế nào?
Trình tự xử lý tổn thất được quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Trình tự xử lý tổn thất
Các trường hợp xử lý tổn thất được thực hiện theo trình tự sau:
1. Đối với cơ quan BHXH nơi xảy ra tổn thất
- Ngay sau khi xảy ra vụ việc, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các bộ phận có liên quan chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản hiện trạng nơi xảy ra vụ việc; khẩn trương xử lý, khắc phục hậu quả của sự việc.
- Trong vòng 02 ngày làm việc, các đơn vị phải báo cáo về BHXH Việt Nam, thủ trưởng đơn vị nơi xảy ra tổn thất phải đảm bảo kinh phí chi trả kịp thời cho người hưởng theo Khoản 1, Điều 12.
- Trong vòng 05 ngày làm việc, các đơn vị lập báo cáo thuyết minh, giải trình kèm theo hồ sơ tổn thất báo cáo BHXH Việt Nam.
- Khi có kết luận chính thức của tòa án hoặc cơ quan điều tra, trong vòng 10 ngày làm việc, đơn vị lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, báo cáo BHXH Việt Nam giải quyết.
- Khi xảy ra vụ việc đơn vị phải kịp thời báo cáo các cấp đúng thời hạn trên. Trường hợp không chỉ đạo, xử lý, báo cáo đúng quy định, thủ trưởng đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2. Quy trình hồ sơ, báo cáo xử lý tổn thất của cơ quan Bưu điện ký Hợp đồng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với cơ quan BHXH.
...
Như vậy, việc xử lý tổn thất đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi xảy ra tổn thất được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Ngay sau khi xảy ra vụ việc, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các bộ phận có liên quan chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản hiện trạng nơi xảy ra vụ việc; khẩn trương xử lý, khắc phục hậu quả của sự việc.
(2) Trong vòng 02 ngày làm việc, các đơn vị phải báo cáo về bảo hiểm xã hội Việt Nam, thủ trưởng đơn vị nơi xảy ra tổn thất phải đảm bảo kinh phí chi trả kịp thời cho người hưởng theo quy định.
(3) Trong vòng 05 ngày làm việc, các đơn vị lập báo cáo thuyết minh, giải trình kèm theo hồ sơ tổn thất báo cáo bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(4) Khi có kết luận chính thức của tòa án hoặc cơ quan điều tra, trong vòng 10 ngày làm việc, đơn vị lập hồ sơ đề nghị xử lý tổn thất theo quy định, báo cáo bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?