Hồ sơ dự thầu được đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính ra sao? Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải có những nội dung nào?
Hồ sơ dự thầu được đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính ra sao?
Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì hồ sơ dự thầu được đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính như sau:
- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
+ Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
- Đánh giá về kỹ thuật và tài chính:
+ Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.
Trường hợp chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
Hồ sơ dự thầu được đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính ra sao? Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu
...
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
...
Trên cơ sở dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Có bảo đảm dự thầu với giá trị, thời hạn hiệu lực và đơn vị thụ hưởng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không vi phạm một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với gói thầu bảo hiểm, nhà thầu tham dự thầu không được xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh do mình phát hành;
- Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
- Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong bảng giá dự thầu, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này;
- Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023;
- Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu.
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì tổ chuyên gia lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu gửi bên mời thầu xem xét, trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;
- Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
- Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà thầu;
- Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung cần lưu ý (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?