Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản có được quản lý tại Tòa án không? Khi quản lý hồ sơ cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản có được quản lý tại Tòa án không?
- Quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh được phân công quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải bàn giao hồ sơ khi nào?
Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản có được quản lý tại Tòa án không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Các loại hồ sơ vụ án được quản lý tại Tòa án
1. Hồ sơ các vụ án hình sự;
2. Hồ sơ các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính;
3. Hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án;
4. Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản;
5. Hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo quyết định/hành vi tố tụng.
6. Hồ sơ thi hành án hình sự.
7. Các loại hồ sơ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, các loại hồ sơ vụ án được quản lý tại Tòa án gồm:
- Hồ sơ các vụ án hình sự;
- Hồ sơ các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính;
- Hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án;
- Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản;
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo quyết định/hành vi tố tụng.
- Hồ sơ thi hành án hình sự.
- Các loại hồ sơ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là một trong những loại hồ sơ được quản lý tại Tòa án.
Quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án (Hình từ Internet)
Quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý
1. Việc quản lý hồ sơ vụ án trong hệ thống Tòa án nhân dân phải bảo đảm an toàn, nguyên vẹn và các nguyên tắc chung của hồ sơ nghiệp vụ; bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Việc quản lý hồ sơ vụ án được thực hiện tập trung, thống nhất, khoa học, đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời, không để bị hư hỏng, thất lạc.
3. Việc quản lý hồ sơ vụ án được thực hiện liên tục từ khi đơn vị, cá nhân lập hồ sơ, nhận bàn giao hồ sơ cho đến khi chuyển giao hồ sơ cho đơn vị, cá nhân khác giải quyết hoặc nộp vào Lưu trữ cơ quan.
Theo đó, việc quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc được quy định cụ thể trên.
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh được phân công quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải bàn giao hồ sơ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế về chế độ quản lý hồ sơ vụ án và công tác lưu trữ trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị, bộ phận quản lý hồ sơ vụ án
1. Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao; Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền.
2. Đơn vị, bộ phận được phân công quản lý hồ sơ vụ án có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ vụ án theo đúng quy định.
b) Mở sổ theo dõi đầy đủ, chặt chẽ hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền quản lý; chấp hành nghiêm chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
c) Quản lý hồ sơ vụ án; báo cáo số liệu hồ sơ vụ án theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; giao hồ sơ vụ án cho đơn vị, bộ phận, cá nhân nghiên cứu và giải quyết vụ án.
d) Quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ án theo từng năm công tác, từng loại hồ sơ; không để mất hoặc thất lạc hồ sơ, tài liệu; chịu trách nhiệm về tính bảo mật và số bút lục có trong hồ sơ theo biên bản giao nhận.
đ) Khi có căn cứ phục hồi giải quyết vụ án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của đơn vị, bộ phận, cá nhân được phân công nghiên cứu, giải quyết vụ án thì đơn vị, bộ phận quản lý hồ sơ vụ án phải bàn giao hồ sơ để tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi có căn cứ phục hồi giải quyết vụ án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của đơn vị, bộ phận, cá nhân được phân công nghiên cứu, giải quyết vụ án thì Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh được phân công quản lý hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải bàn giao hồ sơ để tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?