Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với tội phạm liên quan đến các vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử gồm những gì?
Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với tội phạm liên quan đến các vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục III Phần A Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thân ban hành kem theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành giám định
...
III. Hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định
...
3. Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần
3.1. Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần liên quan đến các vụ án hình sự:
3.1.1. Đối tượng giám định là tội phạm:
...
3.1.1.2. Giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử:
a) Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.
b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án bao gồm:
- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định có dán ảnh (như điểm 3.1.1.1);
- Các bản tự khai của đối tượng giám định;
- Các biên bản hỏi cung của đối tượng giám định;
- Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định;
- Các biên bản ghi lời khai của người làm chứng (nếu có);
- Các biên bản ghi lời khai của bị hại (nếu có);
- Bút tích, nhật ký, các bản viết tay, thư điện tử của đối tượng giám định (nếu có);
- Các biên bản hỏi cung của đồng phạm (nếu có);
- Các biên bản ghi lời khai của đồng phạm (nếu có);
- Nội dung chi tiết của vụ án;
- Hình ảnh thu giữ được từ vụ án (nếu có);
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định khởi tố bị can;
- Bản kết luận điều tra (nếu có);
- Cáo trạng (giai đoạn truy tố);
- Biên bản phiên tòa (nếu có);
- Bản án, Quyết định của Tòa án (nếu có);
- Các tài liệu khác được điều tra thu thập (nếu có).
c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.
d) Nhận xét của cơ sở giam giữ đối tượng giám định, bao gồm nhận xét của: Quản giáo, y tế trại tạm giam, 02 người giam cùng buồng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hàng ngày của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ.
...
Như vậy hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với tội phạm liên quan đến các vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử gồm những tài liệu sau:
- Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.
- Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án theo quy định trên.
- Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.
- Nhận xét của cơ sở giam giữ đối tượng giám định, bao gồm nhận xét của: Quản giáo, y tế trại tạm giam, 02 người giam cùng buồng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hàng ngày của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Đối tượng giám định pháp y tâm thần là những người nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Phần A Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thân ban hành kem theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành giám định
...
IV. Đối tượng giám định và việc quản lý đối tượng giám định.
1. Đối tượng giám định theo trưng cầu hoặc đối tượng giám định theo yêu cầu (sau đây gọi chung là đối tượng giám định) là người đang còn sống, do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa tới sau khi được tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận giám định pháp y tâm thần.
...
Như vậy đối tượng giám định theo trưng cầu hoặc đối tượng giám định theo yêu cầu là người đang còn sống, do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa tới sau khi được tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận giám định pháp y tâm thần.
Trong trường hợp đối tượng giám định pháp y tâm thần đã chết hoặc mất tích thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Phần A Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thân ban hành kem theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành giám định
...
IV. Đối tượng giám định và việc quản lý đối tượng giám định.
...
2. Trường hợp đối tượng giám định đã chết hoặc mất tích được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tổ chức pháp y tâm thần sẽ giám định trên hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu cung cấp.
3. Việc quản lý đối tượng giám định được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 27 Luật giám định tư pháp.
Như vậy trường hợp đối tượng giám định đã chết hoặc mất tích được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tổ chức pháp y tâm thần sẽ giám định trên hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?