Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được bàn giao cho đơn vị nào?
- Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được bàn giao cho đơn vị nào?
- Sau khi hoàn thành giám định cá nhân thực hiện giám định có phải giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định hay không?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc có được khai thác sử dụng hồ sơ giám định tư pháp hay không?
Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được bàn giao cho đơn vị nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định như sau:
Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
...
3. Bàn giao hồ sơ giám định
a) Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;
b) Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.
4. Đơn vị chuyên môn và các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...
Như vậy, hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định.
Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được bàn giao cho đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Sau khi hoàn thành giám định cá nhân thực hiện giám định có phải giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định như sau:
Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
1. Sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo hình thức trực tiếp (mẫu giao nhận thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này) hoặc qua đường bưu chính theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu.
...
Như vậy, sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu giám định.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể đối tượng, tài liệu giám định không phải giao lại hoặc được thỏa thuận cụ thể tại biên bản do hai bên xác nhận.
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được khai thác sử dụng hồ sơ giám định tư pháp hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định như sau:
Lập, bàn giao, lưu giữ; khai thác, sử dụng hồ sơ giám định
...
3. Bàn giao hồ sơ giám định
a) Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân người thực hiện giám định;
b) Hồ sơ giám định tư pháp do tập thể giám định được bàn giao cho đơn vị chuyên môn hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quản lý trực tiếp cá nhân được giao làm đầu mối điều phối thực hiện.
4. Đơn vị chuyên môn và các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp
a) Đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự;
b) Người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp đối với vụ việc mà họ thực hiện để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, người giám định tư pháp theo vụ việc được khai thác sử dụng hồ sơ giám định tư pháp đối với vụ việc mà họ thực hiện để phục vụ hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách điền tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 03 ĐK TCT năm 2025 dùng cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 86?
- Chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở theo Nghị định 178 quy định như thế nào?
- Ý nghĩa của Ngày Giải phóng miền Nam 30/4? Diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Năm 2025, dừng xe để nghe điện thoại có vi phạm? Mức phạt xe máy dừng xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông?