Hồ sơ giao nhận khoán đất vùng bán ngập bao gồm những gì? Việc giao nhận khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Hồ sơ giao nhận khoán đất vùng bán ngập bao gồm những gì?
Hồ sơ giao nhận khoán đất vùng bán ngập được quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Hồ sơ giao, nhận khoán đất vùng bán ngập được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
1. Đơn đề nghị nhận giao khoán đất vùng bán ngập (theo mẫu số 01);
2. Sơ đồ thửa đất vùng bán ngập (theo mẫu số 02);
3. Hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập (theo mẫu số 03);
4. Biên bản giao đất vùng bán ngập ngoài thực địa (theo mẫu số 04).
Như vậy, theo quy định, hồ sơ giao nhận khoán đất vùng bán ngập được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 03/2012/TT-BTNMT, bao gồm:
(1) Đơn đề nghị nhận giao khoán đất vùng bán ngập;
(2) Sơ đồ thửa đất vùng bán ngập (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2012/TT-BTNMT);
(3) Hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 03/2012/TT-BTNMT);
(4) Biên bản giao đất vùng bán ngập ngoài thực địa (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 03/2012/TT-BTNMT);
Hồ sơ giao nhận khoán đất vùng bán ngập bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc giao nhận khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Trình tự, thủ tục giao, nhận khoán đất vùng bán ngập được quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Trình tự, thủ tục giao, nhận khoán đất vùng bán ngập
1. Bên nhận khoán nộp đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập cho bên giao khoán.
2. Bên giao khoán có trách nhiệm xem xét đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập, nếu đủ điều kiện phải thông báo cho bên nhận khoán và thực hiện việc trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính khu đất; chuẩn bị hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập.
3. Hai bên ký hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập; tổ chức giao, nhận đất vùng bán ngập tại thực địa, ký biên bản giao, nhận đất vùng bán ngập.
4. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày bên giao khoán nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, theo quy định, việc giao nhận khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
(1) Bên nhận khoán nộp đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập cho bên giao khoán.
(2) Bên giao khoán có trách nhiệm xem xét đơn xin giao khoán đất vùng bán ngập, nếu đủ điều kiện phải thông báo cho bên nhận khoán và thực hiện việc trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính khu đất;
Chuẩn bị hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập.
(3) Hai bên ký hợp đồng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập;
Tổ chức giao, nhận đất vùng bán ngập tại thực địa, ký biên bản giao, nhận đất vùng bán ngập.
Lưu ý: Thời gian thực hiện các công việc nêu trên không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày bên giao khoán nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bên giao khoán đất vùng bán ngập có quyền hạn gì?
Quyền hạn của bên giao khoán đất vùng bán ngập được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của bên giao khoán đất vùng bán ngập
1. Trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất vùng bán ngập theo phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt;
b) Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất vùng bán ngập giao khoán trên bản đồ và thực địa;
c) Xây dựng và công bố công khai, dân chủ phương án giao khoán trước khi tiến hành giao khoán;
d) Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp đồng khi có rủi ro xảy ra thiệt hại;
đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định của pháp luật nếu vi phạm hợp đồng.
2. Quyền hạn:
a) Huỷ bỏ hợp đồng giao khoán khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng và yêu cầu bên nhận khoán bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành các biện pháp và thủ tục thu hồi diện tích đất giao khoán khi phát hiện đất giao khoán bị chuyển nhượng trái phép theo đúng quy định;
c) Thu nộp và quản lý, sử dụng tiền giao khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo quy định, bên giao khoán đất vùng bán ngập có các quyền hạn sau đây:
(1) Huỷ bỏ hợp đồng giao khoán khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng và yêu cầu bên nhận khoán bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
(2) Tiến hành các biện pháp và thủ tục thu hồi diện tích đất giao khoán khi phát hiện đất giao khoán bị chuyển nhượng trái phép theo đúng quy định;
(3) Thu nộp và quản lý, sử dụng tiền giao khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT;
(4) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?