Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng cần những gì?
- Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng cần những gì?
- Trong quá trình tổ chức thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng phát sinh yêu cầu thuyết trình thì xử lý như thế nào?
Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản QPPL, chuẩn bị hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định được gửi đồng thời đến Vụ Pháp chế để theo dõi, phối hợp khi cần thiết.
...
Theo đó, đơn vị chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản QPPL, chuẩn bị hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
Hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định được gửi đồng thời đến Vụ Pháp chế để theo dõi, phối hợp khi cần thiết.
Thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng cần những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định bao gồm các tài liệu bảo đảm nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);
b) Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện từ); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo, dự án văn bản QPPL (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
e) Tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử.
Trường hợp quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
3. Riêng Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL nêu tại điểm a khoản 2 Điều này chỉ gửi đến cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) để phục vụ việc thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL và Tờ trình để Lãnh đạo Bộ ký trình Chính phủ.
...
Như vậy, hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng gồm các tài liệu bảo đảm nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp:
- Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện từ); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo, dự án văn bản QPPL (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
- Tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử.
Trường hợp quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Riêng Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL chỉ gửi đến cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) để phục vụ việc thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL và Tờ trình để Lãnh đạo Bộ ký trình Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng phát sinh yêu cầu thuyết trình thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
4. Trong quá trình tổ chức thẩm định có phát sinh thêm yêu cầu về cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan; yêu cầu thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo đề nghị của đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp; đơn vị chủ trì có trách nhiệm thực hiện kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định.
Theo quy định trên, trong quá trình tổ chức thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng có phát sinh thêm yêu cầu thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo đề nghị của đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm thực hiện kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?