Hồ sơ nhà thầu chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng gồm những gì? Và nhà thầu cần làm những công việc gì trong trường hợp này?
Hợp đồng dầu khí chấm dứt trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hợp đồng dầu khí
1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dầu khí bao gồm:
a) Kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn;
b) Nhà thầu chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng dầu khí;
c) Trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 41 Nghị định này;
d) Chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 42 Nghị định này;
đ) Hợp đồng dầu khí chấm dứt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thỏa thuận khác (nếu có).
...
Theo đó, hợp đồng dầu khí chấm dứt trong những trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn;
- Nhà thầu chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng dầu khí;
- Các nhà thầu còn lại trong hợp đồng dầu khí hoặc không có bên thứ ba tiếp nhận quyền lợi tham gia của nhà thầu bị chấm dứt quyền tham gia hợp đồng dầu khí, hợp đồng dầu khí sẽ hết hiệu lực và các nhà thầu còn lại tham gia trong hợp đồng dầu khí phải thực hiện việc chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định của hợp đồng, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Chấm dứt hợp đồng dầu khí do nhà thầu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Hợp đồng dầu khí chấm dứt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thỏa thuận khác (nếu có).
Chấm dứt hợp đồng dầu khí (Hình từ Internet)
Hồ sơ nhà thầu chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng gồm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 43 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hợp đồng dầu khí
...
2. Việc chấm dứt hợp đồng dầu khí quy định tại Điểm a, b, c và đ của Khoản 1 Điều này, nhà thầu phải thực hiện các công việc sau:
...
b) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu trình Bộ Công Thương một (01) bộ hồ sơ gốc và hai (02) bộ hồ sơ bản sao về việc chấm dứt hợp đồng dầu khí.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu;
- Cam kết của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu hoặc công ty mẹ của nhà thầu về việc các nghĩa vụ có thể phát sinh theo hợp đồng nhưng chưa được thực hiện thì nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu hoặc công ty mẹ của nhà thầu sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) tháng kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng dầu khí.
...
Như vậy, trong trường hợp nhà thầu chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng dầu khí thì hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu;
- Cam kết của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu hoặc công ty mẹ của nhà thầu về việc các nghĩa vụ có thể phát sinh theo hợp đồng nhưng chưa được thực hiện thì nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu hoặc công ty mẹ của nhà thầu sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) tháng kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng dầu khí.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng thì nhà thầu cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hợp đồng dầu khí
...
2. Việc chấm dứt hợp đồng dầu khí quy định tại Điểm a, b, c và đ của Khoản 1 Điều này, nhà thầu phải thực hiện các công việc sau:
a) Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày hợp đồng dầu khí kết thúc hoặc chấm dứt, nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng dầu khí và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có văn bản xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ;
b) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu trình Bộ Công Thương một (01) bộ hồ sơ gốc và hai (02) bộ hồ sơ bản sao về việc chấm dứt hợp đồng dầu khí.
...
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấm dứt hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận việc chấm dứt hợp đồng dầu khí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương chấp thuận chấm dứt hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải nộp lại cho Bộ Công Thương các bản gốc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có);
đ) Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chấm dứt hợp đồng dầu khí của Bộ Công Thương, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thành các công việc liên quan đến nghĩa vụ thuế, lao động, tiền lương, chấm dứt văn phòng điều hành (nếu có), công ty điều hành chung (nếu có) và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng dầu khí theo quy định trong hợp đồng thì nhà thầu cần thực hiện những công việc như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?