Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
- Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu như thế nào?
- Việc nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được tiến hành vào thời điểm nào?
- Phương pháp tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu như thế nào?
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu được quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Phê duyệt thiết kế, dự toán công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
1. Hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định của Luật Ngân sách.
Tại Điều 6 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Thuyết minh thiết kế được lập theo Mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Dự toán được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.
5. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu sau:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
- Thuyết minh thiết kế được lập theo Mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Dự toán được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì? (Hình từ internet)
Việc nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được tiến hành vào thời điểm nào?
Việc nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được tiến hành vào thời điểm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Nghiệm thu bảo vệ rừng
1. Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành vào cuối năm kế hoạch.
2. Chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được tiến hành vào cuối năm kế hoạch.
Phương pháp tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Phương pháp tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Nghiệm thu bảo vệ rừng
…
3. Phương pháp tiến hành: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:
a) Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc;
b) Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật...), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì phương pháp tiến hành nghiệm thu bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc;
- Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật...), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
+ Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
+ Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?