Hồ sơ thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư bao gồm những tài liệu gì? Ai có quyền thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư?
Hồ sơ thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư bao gồm những tài liệu gì?
Ai có quyền thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 10/2019/TT-BKHCN quy định hồ sơ thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư bao gồm những tài liệu sau:
- Bản chính thuyết minh nhiệm vụ được chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng tuyển chọn và văn bản giải trình của chủ nhiệm nhiệm vụ về việc tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng tuyển chọn có xác nhận của người chủ trì phiên họp và 02 ủy viên phản biện;
- Dự toán kinh phí và giải trình các khoản chi theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Mẫu số 3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BKHCN;
- Bản chính 03 báo giá thiết bị, nguyên vật liệu cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện nhiệm vụ (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ), hồ sơ chứng minh các nguồn tài chính khác (nếu có);
- Phương án huy động vốn đối ứng với các nhiệm vụ có vốn đối ứng. Bản chính văn bản cụ thể cần có cho từng trường hợp trong phương án huy động vốn đối ứng như sau:
+ Đối với trường hợp sử dụng nguồn vốn tự có: Hồ sơ minh chứng tổ chức chủ trì có thể huy động được nguồn vốn tự có để thực hiện nhiệm vụ;
+ Đối với trường hợp huy động vốn từ các cá nhân/tổ chức hoặc huy động vốn góp của chủ sở hữu: Cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của các cá nhân/tổ chức/chủ sở hữu cho tổ chức chủ trì để thực hiện nhiệm vụ;
+ Đối với trường hợp vay tổ chức tín dụng: Cam kết cho vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng hạn mức tín dụng còn hiệu lực của tổ chức tín dụng đối với tổ chức chủ trì. Trước khi ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, nếu tổ thẩm định kinh phí có yêu cầu, tổ chức chủ trì bổ sung Hợp đồng tín dụng cho nhiệm vụ với tổng giá trị hợp đồng tín dụng bảo đảm được vốn đối ứng thực hiện nhiệm vụ;
- Bản chính văn bản xác nhận về sự đồng ý tham gia của các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư (nếu có);
- Bản gốc hoặc bản sao công chứng văn bản thỏa thuận của tổ chức chủ trì nhiệm vụ phía Việt Nam và đối tác nước ngoài.
Ai có quyền thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư?
Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 10/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
Thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư
....
4. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư (sau đây gọi là Tổ thẩm định) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập. Thành phần Tổ thẩm định gồm 05 thành viên, trong đó: Tổ trưởng là lãnh đạo đơn vị quản lý nhiệm vụ Nghị định thư; Tổ phó là lãnh đạo đơn vị quản lý kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư; 01 thành viên là đại diện đơn vị quản lý chuyên môn; 01 thành viên là đại diện đơn vị quản lý kế hoạch tài chính và 01 thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của Hội đồng tuyển chọn.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thể quyết định số lượng thành viên của Tổ thẩm định khác với quy định này.
Nguyên tắc, trách nhiệm, trình tự làm việc của Tổ thẩm định nhiệm vụ Nghị định thư thực hiện theo quy định tại Điều 13 và các khoản 1, 2, 4, 5, 7 Điều 14 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN.
...
Theo đó, Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập có quyền thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư.
Thành phần Tổ thẩm định kinh phí gồm 05 thành viên, trong đó:
+ Tổ trưởng là lãnh đạo đơn vị quản lý nhiệm vụ Nghị định thư;
+ Tổ phó là lãnh đạo đơn vị quản lý kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư;
+ 01 thành viên là đại diện đơn vị quản lý chuyên môn;
+ 01 thành viên là đại diện đơn vị quản lý kế hoạch tài chính;
+ 01 thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của Hội đồng tuyển chọn.
Bộ Khoa học và Công nghệ có thể lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trong trường hợp nào?
Theo Điều 20 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 27/11/2023) quy định thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập như sau:
Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập
1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 03 chuyên gia tư vấn độc lập trong trường hợp cần thiết.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến chỉ đạo, đơn vị quản lý chuyên môn có trách nhiệm gửi tới chuyên gia tư vấn độc lập:
a) Công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ mời chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
3. Trên cơ sở ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập, đơn vị quản lý chuyên môn tham mưu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
Theo quy định trên, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể lấy ý kiến tư vấn của ít nhất 03 chuyên gia tư vấn độc lập trong trường hợp cần thiết.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo khoản 6 Điều 16 Thông tư 10/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
Thẩm định kinh phí nhiệm vụ Nghị định thư
....
6. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài hoặc thành lập Tổ thẩm định khác. Việc lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19 và Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 27/11/2023) quy định như sau:
Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập
1. Bộ, ngành, địa phương tổ chức lấy ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia độc lập trong những trường hợp sau đây:
a) Hội đồng không thống nhất về kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp;
b) Hội đồng vi phạm các quy định về việc tuyển chọn, giao trực tiếp;
c) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng.
....
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể lấy ý kiến tư vấn của ít nhất 02 chuyên gia độc lập trong những trường hợp sau đây:
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn nhiệm vụ Nghị định thư không thống nhất về kết quả tuyển chọn;
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn nhiệm vụ Nghị định thư vi phạm các quy định về việc tuyển chọn;
- Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng tư vấn tuyển chọn nhiệm vụ Nghị định thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?